Ad Code

Responsive Advertisement

Cẩm nang research dự án Crypto

Cẩm nang research dự án Crypto. Cách research thông tin dự án Crypto cơ bản cho người mới, hướng dẫn phân tích dự án Blockchain từ A-Z

Thời gian vừa qua ApeHub nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn về nguồn tìm kiếm thông tin chất lượng về các dự án crypto, cũng như quá trình research làm sao để hiệu quả v.v

Để thỏa lòng mong chờ của các bạn, trong bài viết này, hãy cùng đồng hành với ApeHub bắt đầu một ngày “đắm chìm” với thị trường crypto, cũng như cách chắt lọc thông tin hiệu quả nhé!

Thực tế thì có nhiều bước để tìm và thẩm định dự án crypto nhưng mình cố gắn cô đọng gói gọn trong các bước để giúp các bạn dễ hiểu nhất có thể.

Trong thị trường này nó sẽ luôn luôn có rất nhiều những cơ hội. Vậy cơ hội ở đây là gì?

Có những dự án crypto khi bạn tham gia đầu tư đồng coin đó thì chỉ sau 1 thời gian 1-2 tháng, 3-4 tháng đồng coin đó gấp 10 lần, gấp 20 lần

Và đương nhiên có cơ hội thì cũng có rủi ro của nó. Bạn có cơ hội gấp 10,20 lần thì cũng có rủi ro tài khoản của bạn bị chia 5,10 lần.

Thực tế khi mình ở đây nói cho bạn những điều này thì mình cũng đã có những kèo X5,X10 lần, nhưng mình cũng đã từng bị chia 3,5 thậm chí chia 10 lần tài khoản.

Vậy thì những bước này là gì mình sẽ chia sẻ ngay sau đây. Mình tin chắc rằng chia sẻ này của mình sẽ giúp được các bạn những điều sau:

1/ Xác định trend hiện tại là gì?


Bước đầu tiên này các bạn phải xác định được trend hiện tại đang là cái gì? dòng tiền thường đổ nhiều về trend.

Lời khuyên cho các bạn tham gia đầu tư là hãy follow theo dòng tiền (Follow the money). Có nghĩa là Bạn phải Follow theo trend.

Follow theo trend nghĩa là bạn theo dõi chứ không có nghĩa là cứ trend thì lao vào đầu tư nhé. Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hiểu



Trend năm 2018-2019

Thị trường nổi lên là Airdrop & Bounty: Bạn nào có tìm hiểu thì chắc có nghe đến dự án Brave Browser. Dự án này có người đã thu về hàng tỉ VND

Trend năm 2020

Năm 2020 là trend của Defi và Farming. cuối năm 2020 nổi lên trend farming tiêu biểu như Uniswap hay pancakeswap họ cho các bạn Farm-Staking.

Xem thêm bài viết: DeFi là gì? Tổng quan về tiềm năng & cơ hội đầu tư trong DeFi

Trend năm 2021

Năm 2021 là trend của: Memecoin (Coin thú) , IDO và NFT game

Memecoin (Coin thú): Quan điểm cá nhân mình thì mình không thích vào những kèo như này. Mình thích dự án nào nò mang tính chất công nghệ, đi đường dài có team đội ngũ phát triển đằng sau có thể phục vụ user (người dùng) giải quyết một vấn đề gì đấy.

IDO: tính đến thời điểm hiện tại thì IDO mình vẫn tham gia một vài cái trên nền tảng Binance Smart chain. Mình thì không có quan điểm hệ sinh thái nào tốt nhất mà quan trọng là sự chú ý của mình tập trung vào hệ sinh thái nào thôi

NFT Game: Trend ở thời điểm hiện tại chính là NFT game. Bước đầu tiên các bạn phải nhận định được trong thời điểm hiện tại đang là trend gì. Bởi vì chúng ta phải luôn luôn follow theo dòng tiền (Follow the money)

Lưu ý: Thời điểm hiện tại mình viết bài có thể là NFT game, nhưng nó có thể thay đổi nhé. Nhiệm vụ của bạn là phải tìm hiểu ra trend thời điểm hiện tại của Bạn là gì?

Trend năm 2022

Theo Apehub, phòng dự đoán trend năm 2022: NFT, Metaverse, Web3

2/ Những bước check cụ thể


BƯỚC 1: CHECK CHART

Dự án có tốt đến mấy, entry không đẹp, quá entry thì tạm thời bỏ qua hoặc không vào, phụ thuộc vào tình hình thị trường hiện tại cần lựa chọn các dự án có năng lực thực sự, đi dài đi xa!

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CATEGORY

Xem coi dự án thuộc mảnh ghép nào trong thị trường như Defi, Crypto. VD: Dex, Lending & Borrowing, Yield, NFT game, Oracle,…

BƯỚC 3: TOKENOMICS

  • Check market cap (các mốc 100M – 1B – 10B).
  • Check total supply (tổng cung).
  • Cách phát hành token của dự án:
  • Fairlaunch: Phát hành trực tiếp ra cộng đồng, không qua các vòng gọi vốn.
  • Pre-minted: Thông qua các vòng gọi vốn (Seed – Series A,B – Private – IDO round).
  • Để ý đến phân bổ Tokenmetric của dự án (Quan trọng).
  • Check Vesting Schedule (Lịch trình trả token của dự án): Quan trọng.



BƯỚC 4: CHECK TEAM, CORE DEV, ĐỘI MARKETING

  • Verified lại dev, tìm hiểu kĩ về dev thông qua keyword tìm kiếm ở google, Facbook, likedin, telegram, twitter,bài báo bài viết cả việt nam và quốc tế, recap các buổi AMA,…
  • Check lịch sử của dev, các dự án đã làm trước đó, tiềm lực tài chính của dev, dev có tâm huyết với dự án không?
  • Dev có kinh nghiệm đủ lâu trong lĩnh vực không? (blockchain, gaming, marketing,…).
  • Dev có nhiệt tình trả lời những thắc mắc lên member ở group chat không?
  • Check github (thiên về dân dev một chút).
  • Có thể sử dụng một số trang như cypherhunter để check dev.

BƯỚC 5: CHECK BACKER, PARTNER, INVESTOR

  • Verified lại backer: messari, crunchbase, cypherhunter, hỏi trực tiếp backer,… Các thông tin này nếu xác nhận là đúng thì mới chuẩn tránh tình trạng các dự án chỉ đưa hình backer xịn để đánh bóng.
  • Xem coi backer uy tín không, backer Việt Nam hay Quốc tế dựa trên danh mục và kinh nghiệm.
  • Kiểm tra các quỹ đầu tư với các dự án lớn để biết năng lực của các dự án. Các dự án gọi được vốn của các quỹ lớn hay các tổ chức lớn được đánh giá rất cao như The Sandbox huy động thành công vòng Series B với số tiền 93 triệu USD Dẫn đầu trong vòng gọi vốn này đến từ SoftBank’s Vision Fund 2.

BƯỚC 6: CHECK PRODUCT, ROADMAP DỰ ÁN

  • Tìm hiểu điểm cốt lõi tạo nên giá trị của dự án, liệt kê khoảng 5 gạch đầu dòng.
  • Công nghệ ở đây là gì, có gì khác biệt so với đối thủ cùng ngành không?
  • Dự án đã chạy đến bao nhiêu % của roadmap, có đang làm đúng roadmap hay không,…
  • Thông tin product có thể tìm từ whitepaper dự án, các buổi recap AMA, đánh giá của diễn đàn- website,…

BƯỚC 7: DATA TỔNG QUAN CỦA DỰ ÁN

  • Check TVL của dự án.
  • Check Volume của dự án (Dex,..).
  • Check user, số lượng ví active.
  • Check revenue (doanh thu của dự án): để ý đến mô hình kinh tế của dự án (Quan trọng).

BƯỚC 8: ĐỐI THỦ CÙNG NGÀNH

  • Vị trí của dự án (Rank) trong ngành là đứng thứ mấy.
  • Cap đang bao nhiêu nhỏ hơn mấy lần so với kẻ dẫn đầu, với kẻ thứ hai.
  • VD: Raydium (300M) so với Uni cần x23 lần về cap để bằng cap Uniswap (6,9B) Volume thì x6 lần để bằng Volume của Uniswap.
  • Dự án có gì nổi bật so với đối thủ cùng ngành?

BƯỚC 9: CỘNG ĐỒNG

  • Check member, member online, chất lượng member,…
  • Twitter, Medium, Telegram, Discord,…
  • Có được đón nhận nhiều ở cộng đồng quốc tế không hay chỉ cộng đồng VN.
  • Dự án có đang bị fud hay tin xấu không.

BƯỚC 10: AUDIT (KIẾM TOÁN)

  • Dự án được Audit bới đơn vị nào, có uy tín không (Certik, Quanstamp,..).
  • Verified lại bên đơn vị audit xem coi dự án đã thực sự hoàn thành audit chưa hay chỉ đang duyệt.
  • BƯỚC 11: CHECK CÁC VÍ CỦA DỰ ÁN (BỔ SUNG)

Ưu tiên check ví khi dev ẩn danh, dự án không rõ ràng.

  • Check xem ví nào là ví dev, phân bổ token cho các NĐT có đúng không
  • Dev có lock ví lại chưa, được lock bởi đơn vị bên thứ ba nào, có uy tín không?
  • Dev có xả nhiều không?

3/ Lời kết


Trên đây là một số bước research một dự án dựa trên kinh nghiệm của cá nhân mình và từ nhiều nguồn tổng hợp – mọi người cần thường xuyên trao đổi để đánh giá yếu tố nào tác động tới dự án tốt và xấu, mức độ ảnh hưởng như thế nào, cơ sở quyết định sự thành công dự án là gì!

Theo bạn đâu là yếu tố sẽ giúp dự án thành công trong năm 2022 và hướng đi tiếp theo của thị trường là gì?

Hi vọng bài viết: "Cẩm nang research dự án Crypto" trên của mình sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm và chọn lọc ra những dự án tốt nhất để đầu tư.

Có vấn đề gì thắc mắc có thể để bình luận phía dưới chúng ta cùng trao đổi và thảo luận thêm nhé. Cảm ơn các bạn đã giành thời gian đọc bài viết của mình!

Dennis Tran (tổng hợp)