Ad Code

Responsive Advertisement

Avalanche (AVAX) là gì? Tổng quan chi tiết đồng AVAX

Avalanche (AVAX) là gì? Tổng quan chi tiết đồng AVAX. Avalanche là một blockchain mã nguồn mở, phi tập trung với chức năng hợp đồng thông minh. AVAX là tiền điện tử gốc của nền tảng.

1/ Avalanche (AVAX) là gì?


Mục tiêu của Avalanche là cải thiện khả năng mở rộng mà không ảnh hưởng đến sự phi tập trung. Avalanche được tạo ra từ 3 mạng blockchain chính: X-Chain, C-Chain và P-Chain.

X-Chain được sử dụng để quản lý tài sản và sử dụng giao thức đồng thuận Avalanche. C-Chain là blockchain có khả năng tạo hợp đồng thông minh và P-Chain đóng vai trò điều phối các trình xác thực. Hai blockchain này sử dụng giao thức đồng thuận Snowman.

Các node trong giao thức đồng thuận Avalanche hoạt động song song để kiểm tra và xác nhận giao dịch của các trình xác thực khác một cách ngẫu nhiên. Sau khi lấy mẫu con ngẫu nhiên và lặp lại đủ nhiều lần, một giao dịch sẽ được xác định là đúng. Điều này giúp cải thiện thông lượng giao dịch lên tới 6500 TPS và cung cấp thời gian hoàn tất giao dịch dưới một giây. Snowman cũng tương tự nhưng hoạt động theo một quy trình tuyến tính với các block.

Avalanche cũng cho phép tạo các blockchain tùy chỉnh và có thể tương tác. Mặc dù các blockchain này không giới hạn về số lượng, nhưng bạn cần phải trả phí đăng ký để vận hành bằng token gốc AVAX của Avalanche.

AVAX là gì?


2/ Giới thiệu Avalanche (AVAX)


Công nghệ blockchain phát triển giúp cho các vấn đề dần được giải quyết. Khả năng mở rộng cũng dần được cải tiến, giúp blockchain có khả năng tương tác và sử dụng tốt hơn. Avalanche đã có cách tiếp cận độc đáo các vấn đề này bằng việc sử dụng ba blockchain riêng biệt trong nền tảng của mình. Được hỗ trợ bởi token gốc AVAX và nhiều cơ chế đồng thuận, Avalanche tuyên bố họ là "nền tảng hợp đồng thông minh nhanh nhất trong ngành công nghiệp blockchain, được đo lường bằng thời gian hoàn tất giao dịch". Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố tạo nên tuyên bố của Avalance và các giải pháp mà nó cung cấp.

2.1 Avalanche được ra mắt khi nào?

Blockchain Avalanche được ra mắt vào tháng 9 năm 2020 bởi nhóm Ava Labs tại Hoa Kỳ. Ava Labs đã huy động được 6 triệu đô-la (đô la Mỹ) trong các vòng gọi vốn và đạt doanh số 48.000.000 đô-la sau các đợt bán token cá nhân và công khai. Ba người đứng đầu Avax Labs là Kevin Sekniqi, Maofan "Ted" Yin và Emin Gün Sirer.

2.2 Avalanche giải quyết những vấn đề gì?

Có ba vấn đề chính mà Avalanche cố gắng giải quyết. Đó là khả năng mở rộng, phí giao dịch và khả năng tương tác.

Khả năng mở rộng và sự phi tập trung

Như truyền thống, các blockchain phải vật lộn để cân bằng giữa khả năng mở rộng và sự phi tập trung. Với số người dùng ngày càng cao và càng nhiều hoạt động, một mạng càng mất nhiều thời gian để tạo ra sự đồng thuận khi xác thực các giao dịch hợp lệ. Bitcoin (BTC) là một ví dụ điển hình về vấn đề này. Đôi khi, mất hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày để xử lý các giao dịch trong thời gian mạng bị tắc nghẽn.

Một cách để giải quyết điều này là làm cho mạng tập trung hơn. Điều này có nghĩa là sẽ có ít người được cấp quyền để xác thực hoạt động của mạng. Nếu chỉ có một số ít người kiểm tra và xác thực mạng, các giao dịch có thể được xác nhận nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, phi tập trung là một khía cạnh quan trọng và được kỳ vọng của công nghệ blockchain. Các blockchain mới liên tục cố gắng giải quyết vấn đề này bằng những tiến bộ công nghệ và Avalanche đã tạo ra một cách tiếp cận độc đáo mà chúng ta sẽ đề cập sau.

Phí cao

Một vấn đề phổ biến khác được thấy với các blockchain lớn như Ethereum là phí gas. Lưu lượng truy cập cao và sự gia tăng người dùng thường làm trầm trọng vấn đề này. 

Điều này về cơ bản là trở ngại với nhiều người dùng, tuy nhiên không có nhiều sự cạnh tranh trong việc cung cấp các hệ sinh thái. Ví dụ, sự phổ biến của Ethereum và việc thiếu các lựa chọn thay thế đã dẫn đến lưu lượng truy cập và phí luôn cao và khó có thể giảm xuống. Tại một số thời điểm, mất tới 10 đô-la để thực hiện các giao dịch chuyển tiền đơn giản và các tương tác hợp đồng thông minh phức tạp thậm chí còn có phí đắt hơn.

Khả năng tương tác

Các dự án và doanh nghiệp khác nhau những nhu cầu riêng của họ khi sử dụng blockchain. Trước đây, các dự án luôn phải làm việc trên Ethereum. Vì vậy, một blockchain cá nhân hoặc một blockchain riêng tư sẽ không khớp với nhu cầu của họ. 

Tuy nhiên, tìm kiếm sự cân bằng giữa khả năng tùy chỉnh và việc dễ dàng kết nối với các blockchain khác là một điều thách thức.

2.3 Avalanche hoạt động như thế nào?

Để giải quyết các vấn đề trên, Avalanche đã kết hợp nhiều phương pháp giúp nó trở thành một blockchain độc đáo. Trước hết, Avalanche thực sự được tạo thành từ ba blockchain có thể tương tác: X-Chain, C-Chain và P-Chain.

1. Chuỗi trao đổi (X-Chain). Chuỗi này được sử dụng để tạo và trao đổi token AVAX và các tài sản kỹ thuật số khác. Các tài sản này có các quy tắc chi phối hành vi của chúng nhưng có thể sửa đổi, giống như các tiêu chuẩn token của Ethereum. Phí giao dịch được thanh toán bằng AVAX và blockchain này sử dụng giao thức đồng thuận Avalanche.

2. Chuỗi hợp đồng (C-Chain). C-Chain là nơi các nhà phát triển có thể tạo các hợp đồng thông minh cho các DApp. Chuỗi này triển khai một phiên bản như Máy ảo Ethereum (EVM), cho phép các nhà mã hóa phân nhánh qua các DApp tương thích với EVM. Nó sử dụng một phiên bản đã được sửa đổi của giao thức đồng thuận Avalanche được gọi là Snowman.

3. Chuỗi nền tảng (P-Chain). Chuỗi này điều phối các trình xác thực mạng, theo dõi các mạng con đang hoạt động và cho phép tạo các mạng con mới. Mạng con (subnet) là tập hợp các trình xác thực cung cấp sự đồng thuận cho các blockchain tùy chỉnh. Một blockchain chỉ có thể được xác thực bởi một mạng con, nhưng mỗi mạng con có thể xác thực nhiều blockchain. Hai blockchain này sử dụng giao thức đồng thuận Snowman.

Vì cấu tạo gồm các blockchain đảm nhận các vai trò khác nhau, Avalanche đã cải thiện tốc độ và khả năng mở rộng mạng đáng kể so với việc chạy tất cả các quy trình chỉ trên một chuỗi. Các nhà phát triển đã kết hợp khía cạnh này với hai cơ chế đồng thuận khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng blockchain. Ràng buộc tất cả các blockchain này với nhau là token gốc là AVAX của Avalanche. Người dùng cần token này để stake và thanh toán phí mạng, mang lại cho hệ sinh thái một tài sản có thể sử dụng chung giữa các mạng con Avalanche khác nhau.

Các cơ chế đồng thuận của Avalanche hoạt động như thế nào?

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa hai giao thức đồng thuận của Avalanche. Tuy nhiên, mỗi giao thức đều được điều chỉnh sao cho phù hợp với (các) blockchain cụ thể. Hệ thống kép này là lý do chính giúp mạng có thể cải thiện khả năng mở rộng và tốc độ xử lý giao dịch.

Avalanche

Giao thức đồng thuận Avalanche không cần một nhà lãnh đạo để đạt được sự đồng thuận như Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) hoặc Delegated Proof of Stake (DPoS). Yếu tố này làm tăng tính phi tập trung của mạng Avalanche mà không làm giảm khả năng mở rộng. Ngược lại, PoW, PoS và DPoS cuối cùng có một tác nhân để xử lý một giao dịch, công việc này sau đó được xác thực bởi những người khác.

Avalanche sử dụng tất cả các node để xử lý và xác thực các giao dịch bằng cách triển khai một giao thức đồng thuận được tối ưu hóa bằng một đồ thị vòng có hướng (DAG). DAG cho phép mạng xử lý các giao dịch song song. Người xác thực ngẫu nhiên thăm dò ý kiến của những người xác thực khác để xác định xem một giao dịch mới có hợp lệ hay không. Số lượng lấy mẫu con ngẫu nhiên nhất định lặp đi lặp lại được Avalanche chứng minh bằng thống kê rằng hầu như không thể có giao dịch sai.

Tất cả các giao dịch được hoàn tất ngay lập tức mà không cần xác nhận khác. Điều này có nghĩa là không có các block nào được thấy như trong các blockchain truyền thống mà thay vào đó là các giao dịch cha mẹ được gọi là các đỉnh (vertice). Việc chạy một node xác thực và xác thực các giao dịch yêu cầu phần cứng thấp và không khó để tiếp cận giúp tăng hiệu suất và sự phi tập trung cho mạng.

Snowman

Giao thức đồng thuận Snowman được xây dựng dựa trên giao thức đồng thuận Avalanche nhưng yêu cầu các giao dịch được thực hiện một cách tuyến tính. Thuộc tính này có lợi khi giao dịch với các hợp đồng thông minh. Không giống như giao thức đồng thuận Avalanche, Snowman tạo ra các block.

3/ Những điểm nổi bật của Avalanche là gì?


Những công nghệ nổi bật của Avalanche:

Tốc độ: Tốc độ xử lý giao dịch của Avalanche chỉ tính bằng giây.

Khả năng mở rộng: Avalanche có khả năng xử lý hàng ngàn giao dịch trên giây và có thể tương thích cho hàng ngàn validator mà không làm giảm hiệu năng.

Bảo mật: Avalanche đảm bảo tính bảo mật và an toàn.

Avalanche hỗ trợ các smart contracts được tạo và sử dụng bởi Solidity cùng với đó là tất cả các công cụ trên Ethereum như: Remix, Metamask, Trufle,..

Người dùng có thể tự tạo ra các blockchain chung hoặc riêng tư.

Được xây dựng để phục vụ thị trường tài chính. Avalanche hỗ trợ cho việc dễ dàng tạo và giao dịch các tài sản số với những điều khoản phức tạp. Các tài sản có thể đại diện như: Vốn, cổ phiếu, nợ, bất động sản và rất nhiều thứ khác.

4/ AVAX Coin là gì?


Avax là native token trong platform Avalanche. Avax gắn liền với hoạt động của mạng lưới Avalanche. Đảm bảo bảo mật, chi trả cho các hoạt động và cung cấp các dịch vụ đa dạng.

4.1 Thông tin cơ bản về đồng Avalanche (AVAX)

  • Ticker: AVAX.
  • Total Supply: 360.000.000.
  • Circulating Supply: 24.500.000.
  • Market Cap: $101.099.412.
  • Token type: Native, Utility.

4.2 Token Allocation

  • Staking Reward: 50%.
  • Team: 10%.
  • Public Sale: 10%.
  • Foundation: 9.26%.
  • Community & Developer Endowment: 7%.
  • Strategic Partners: 5%.
  • Private Sale: 3.46%.
  • Seed sale: 2.5%.
  • Airdrop: 2.5%.

4.3 Token Sale

4.4 Token Release Schedule

Chi tiết về thông tin liên quan đến Token Sale như sau:

  • Seed sale (0.33$/AVAX - 18,000,000 AVAX) thời gian vesting 1 năm.
  • Private Sale (0.5$/AVAX - 24,900,000 AVAX) thời gian vesting 1 năm.

Public Sale có 3 tùy chọn:

  • Public Sale Option A1: (0.5$/AVAX -12,000,000 AVAX) thời gian vesting 1 năm.
  • Public Sale Option A2:(0.5$/AVAX - 60,000,000 AVAX) thời gian vesting 1.5 năm.
  • Public Sale Option B (chung pool với option A1): (0.85$/AVAX) mở khóa hoàn toàn.

4.5 Tỷ giá Avalanche (AVAX) hôm nay

4.6 Cách kiếm và sở hữu đồng AVAX

Hiện tại anh em có thể dễ dàng mua đồng AVAX trên các sàn giao dịch như: Binance, Huobi, OKEx,...

4.7 Ví lưu trữ AVAX Token

Anh em có thể lưu trữ token trực tiếp trên sàn. 

4.8 Sàn giao dịch AVAX Token

AVAX đã được list ở nhiều sàn giao dịch trong đó có thể kể đến Binance, Huobi, OKEx,...

4.9 Làm thế nào để stake AVAX?

Người giữ AVAX có thể kiếm được phần thưởng bằng cách stake token của họ trên chính mạng này. Bạn có thể kiếm được phần thưởng bằng cách trở thành người xác thực hoặc stake token của mình với trình xác thực của người khác. Để trở thành người xác thực, bạn cần stake 2000 AVAX.

Yêu cầu phần cứng này đủ thấp để hầu hết các máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn tiêu chuẩn có thể phù hợp để bắt đầu xác thực. Bạn cũng có thể stake token vào một trình xác thực nào khác và nhận phần thưởng khi trình xác thực đó xác nhận giao dịch thành công.

5/ Các blockchains Avalanche tùy chỉnh


Về cơ bản, Avalanche cung cấp các chức năng tương tự như Ethereum. Các nhà phát triển có thể tạo token, các NFT, hợp đồng thông minh và DApp. Người dùng có thể stake, xác thực giao dịch và sử dụng DApp. Theo Avalanche, lợi ích của việc sử dụng nền tảng của họ đến từ những cải tiến trong các hoạt động trên. Với một tính năng bổ sung, Avalanche cho phép tạo các blockchain tùy chỉnh, có thể tương tác.

Một blockchain tùy chỉnh sử dụng nền tảng có khả năng mở rộng cao, phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp lớn. Việc này rất thuận tiện, vì các blockchain tùy chỉnh này có thể tương tác với các blockchain khác trong cùng hệ sinh thái và có thể tận dụng tính bảo mật của Avalanche. Avalanche cũng có Máy ảo Avalanche (AVM) của riêng mình, tương thích với (EVM). Các nhà phát triển quen thuộc với ngôn ngữ mã hóa Solidity của Ethereum có thể dễ dàng sử dụng Avalanche và cũng có thể chuyển các dự án hiện có qua nền tảng này.

Mỗi blockchain tuỳ chỉnh có thể có token gốc và thanh toán phí giao dịch bằng token này. Người dùng phải trả một khoản phí bằng AVAX để tạo một mạng con và blockchain trong đó. Người bảo trì mạng con cũng phải xác thực trong mạng con chính, để xác thực các mạng con tùy chỉnh.

6/ Avalanche khác với các blockchain có thể mở rộng khác như thế nào?


Các vấn đề và giải pháp mà chúng ta đã đề cập không chỉ có trên Avalanche. Trên thực tế, Avalanche đang cạnh tranh với các nền tảng có thể mở rộng và các blockchain có thể tương tác khác như Polkadot, Polygon và Solana . Vậy, Avalanche có gì đặc biệt so với các lựa chọn khác?

Cơ chế đồng thuận

Cho đến nay, sự khác biệt đáng kể nhất là cơ chế đồng thuận Avalanche được DAG tối ưu hóa. Tuy nhiên, Avalanche không phải là blockchain duy nhất có cơ chế đồng thuận mới. Solana có cơ chế Proof of History được cho là có thể xử lý tới 50.000 TPS (giao dịch mỗi giây), vượt trội so với 6.500 TPS mà Avalanche tuyên bố. Tuy nhiên, trong thực tế, hai tuyên bố này có thể chưa hợp lệ.

Tốc độ giao dịch và hoàn tất

Một sự khác biệt đáng chú ý khác là thời gian hoàn tất của Avalanche là dưới 1 giây. Điều này có nghĩa là gì? TPS chỉ là một số liệu dùng để đo tốc độ. Chúng ta cũng cần phải tính đến thời gian cần thiết để đảm bảo rằng một giao dịch được hoàn tất và không thể bị đảo ngược hoặc bị thay đổi. Bạn có thể xử lý 100.000 giao dịch trong một giây, nhưng nếu có sự chậm trễ trong quá trình hoàn tất, mạng sẽ vẫn chậm đối với người dùng.

Tính phi tập trung

Một trong những tuyên bố lớn nhất của Avalanche là cam kết giữ tính phi tập trung. So với kích thước và độ tuổi, Avalanche có một số lượng lớn trình xác thực do các yêu cầu tối thiểu không quá khó khăn. Tuy nhiên, khi giá AVAX tăng lên, việc trở thành trình xác thực sẽ trở nên đắt đỏ.

Các blockchains có thể tương tác

Các blockchain có thể tương tác của Avalanche cũng có số lượng không giới hạn. Điều này khiến Avalanche cạnh tranh trực tiếp với Polkadot, một trong những dự án nổi tiếng nhất cung cấp các blockchain tùy chỉnh và có thể tương tác. Polkadot đã tạo ra sự hạn chế trong các cuộc đấu giá Parachain Slots, trong khi Avalanche chỉ yêu cầu một khoản phí đăng ký đơn giản.

7/ Đội ngũ dự án, nhà đầu tư của Avalanche (AVAX)


Ý tưởng của Avalanche là một ý tưởng tương đối đột phá với mô hình được đánh giá cao bởi rất nhiều tên tuổi nổi tiếng như: Vitalik Buterin, Sam, Alexis Ohanina,..

Về mặt sản phẩm thì Avalanche đã mang lại nhiều cải tiến thực sự khắc phục các nhược điểm của các blockchain hiện tại.

Team phát triển AVAX


Đội ngũ dự án

Các thành viên của đội có thông tin tương đối rõ ràng, đã từng làm việc ở nhiều công ty lớn, anh em có thể kiểm tra thông tin tại đây. 

Một vài công ty mà các thành viên trong đội đã từng làm việc:

Investors

Updating...

8/ Tổng kết Avalanche (AVAX)


Với các nền tảng Tài chính phi tập trung (DeFi) đang tìm kiếm các giải pháp thay thế Ethereum, các blockchain như Avalanche là một lựa chọn hấp dẫn do khả năng tương thích với EVM và phí thấp. 

Tuy nhiên, tồn tại một danh sách dài các nền tảng khác cũng có khả năng mở rộng và tốc độ tốt cho các dự án DeFi lựa chọn. Kể từ khi phát hành, Avalanche đã ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu nó có thể cạnh tranh với các blockchain khác như Solana hoặc Polygon hay không thì chúng ta vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chắc chắn.

Tất Cả Chỉ Vì Mục Đích Thông Tin Và Không Được Xem Là Lời Khuyên Đầu Tư. Bạn nên tự tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Dennis Tran